Giải bài toán logistics cho tiêu thụ nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi
Giữa đại ngàn xanh thẳm, thiên nhiên đã ưu ái cho miền núi những sản vật quý giá: na Chi Lăng, mận tam hoa Bắc Hà, chè Shan tuyết Suối Giàng, cam Vinh, táo mèo Sơn La… Nhưng, để đi từ 'mùa vàng' trên nương rẫy đến 'giỏ hàng' của người tiêu dùng lại là một chặng đường gian nan, vất vả. Ở đó, logistics - chuỗi cung ứng vận tải, lưu trữ, bảo quản nông sản - đang là điểm nghẽn lớn nhất.
Chi Lăng là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Lạng sơn, cách trung tâm thành phố khoảng 36km. Địa phương này có 83% diện tích là núi đá vôi và rừng, có đồi, sông suối đan xen thích hợp để gieo trồng, sản xuất cây trái thơm ngon.
Na được trồng dọc sườn núi và bên sông Thương thơ mộng với trên 2.600 ha. Cây na được gieo trồng trên những đỉnh núi có độ cao trên 800m với thung lũng ngút ngàn. Do na Chi Lăng được trồng chủ yếu trên vách núi đá cao, người dân địa phương đã chế tạo ra những chiếc ròng rọc (hay còn gọi là hệ thống tời) để thu hoạch na từ trên đỉnh núi xuống. Chiếc ròng rọc này chạy từ trên cao xuống chân núi và ngược lại. Cứ 2 sọt na được đu xuống thì 2 sọt rỗng được ròng rọc đưa lên. Do na chín tự nhiên, nên việc vận chuyển mỗi vụ na chín là điều khiến người dân đau đầu, vận chuyển chậm thì na chín rộ, khi đến tay người tiêu dùng không còn giữ được chất lượng. Nếu vận chuyển nhânh thì chi phí logistics quá cao, ăn mòn lợi nhuận của người trồng na.
Video 07/05/2025 16:35